29/5/09

28/5/09

Ngõ cũ không mong người trở lại. Mà mùi hoa mộc vẫn thơm đưa

Source : http://everywhereland.blogspot.com/
Tuesday, May 26, 2009
27.5.09
Blast trên blog của bác Bùi Thanh, nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ:"Liên quan vụ polymer: ba năm trước, hàng loạt nhà báo đã bị cách chức , rút thẻ, cảnh cáo ..."Chán chả muốn nói gì nữa. Nhưng không rõ thông tin cụ thể vụ này thế nào, có bạn nào cung cấp thêm thông tin về cách xử lý đối với báo chí trong vụ này thì tốt.Cái nhà nước này ngày càng lụn bại và suy đồi.Đọc thêm trên BBC
Tiền polymer: '10 triệu AUD' vào tài khoản Thụy Sĩ
Báo Tuổi Trẻ hôm nay có bài của Bút Bi (vẫn là Bùi Thanh?) rất đáng đọc.
Posted by Linh at 11:10 PM 3 comments
Đưa tin họp Quốc hội của một số tờ báo
Qua cách đưa tin và cách giật nhan đề bài viết, người đọc cũng có thể hình dung phần nào về các tờ báo đó (vào thời điểm hiện nay).Tuổi Trẻ: vừa sốt sắng vừa dè dặtNóng quanh chỉ số bội chi 8% và chuyện khai thác bôxitThanh Niên: kiss-ass ngày càng lộ liễuPhát huy hiệu quả từ gói kích cầu của Chính phủ VietnamNet: vẫn đầy tính chiến đấu"Không đưa dự án bô-xít ra Quốc hội là lách luật"Lao Động: bê nguyên từ Cổng thông tin điện tử của Chính phủChính phủ báo cáo Quốc hội về dự án bauxiteDân Trí: hăng hái “Không thể nóng vội với các dự án bô xít”Tôi không tìm thấy tin đưa về họp QH hôm nay trên Vnexpress và Pháp luật TPHCM- có thể là tìm chưa kỹ?Còn VTV thì vô cùng thất vọng, nói như lời trên blog bác Hoàng Linh thì đó là cave chuyên nghiệp. Hôm trước VTV chiếu một bộ phim tài liệu về bauxite mà theo lời của biên tập viên Quang Minh thì để phục vụ cho các đại biểu Quốc hội tham khảo. Trong bộ phim này, tất cả những ý kiến phản biện đều hoàn toàn vắng bóng.Tối nay chương trình Thời sự của VTV chỉ dành rất ít phút cho phiên họp Quốc hội, trong đó vấn đề bauxite chỉ được nêu ở vài phút cuối. Phát thanh viên VTV dõng dạc khẳng định rằng các đại biểu Quốc hội đều đồng tình với chủ trương đúng đắn của Bộ Chính trị và với Chỉ thị của Thủ tướng, chỉ còn có vài ý kiến băn khoăn về cách thực hiện mà thôi. Và VTV cũng chỉ trích một phần bài phát biểu của một vị đại biểu Quốc hội tỉnh Dak Nong, người tất nhiên là ủng hộ kế hoạch khai thác Bauxite ở tỉnh này*. Các ý kiến của các đại biểu Nguyễn Minh Thuyết hay Dương Trung Quốc hoàn toàn không được nhắc đến.Nói chung, trái với những năm trước, việc đưa tin họp Quốc hội năm nay hết sức tẻ nhạt cứ như thể có chỉ thị hạn chế đưa tin? *Cũng nói thêm, ông Trần Đình Long, người có bức thư "Thị Huệ" trả lời giáo sư Huệ Chi lúc trước là đại biểu Quốc hội tỉnh Dak Lak, tỉnh "anh em" với tỉnh Dak Nong. Không biết có gì liên quan giữa việc đó với sự "cẩu thả" của ông không.PS: không liên quan nhưng nếu chuyện này đúng sự thật thì thật kinh khủng. :(KHI CẢ ĐẠI SỨ QUÁN BỎ CHẠY
Posted by Linh at 9:48 AM 1 comments
Monday, May 25, 2009
Kinh tế học của "biết xấu hổ"
đây là comment trên blog Tản mạn đàm của Đỗ Quốc Anh. Bạn QA cho rằng việc đề cao tính biết xấu hổ có thể dẫn tới tác dụng không hay là những người biết xấu hổ sẽ bị đẩy lui khỏi bộ máy. Comment này chỉ là ý nghĩ tản mạn, lúc nào có thời gian sẽ nghĩ kỹ hơn về việc này.Có cần xấu hổÝ kiến này của QA khá thú vị nhưng cũng chưa thực sự chính xác. QA cho rằng việc tôn cao đạo đức của sự biết xấu hổ sẽ đẩy những người biết xấu hổ ra khỏi bộ máy (như kiểu tiền xấu đẩy tiền tốt khỏi lưu thông?). Nhưng tôi lại nghĩ ngược lại, việc tôn cao đạo đức của sự biết xấu hổ sẽ khiến những người biết xấu hổ sẵn sàng tham gia bộ máy hơn. Liêm sỉ trở thành một phẩm chất cần thiết để tham gia tầng lớp lãnh đạo. Đây cũng là một đặc điểm của nền cai trị Khổng giáo, đề cao liêm sỉ của kẻ làm quan. Nhưng tất nhiên không thể chỉ dựa vào việc biết liêm sỉ hay đạo đức của kẻ làm quan mà vẫn phải đề cao pháp trị. Như trong vụ việc ở HQ, nều tư pháp không độc lập, nếu công tố viên không thẩm vấn các cựu Tổng thống, nếu giới truyền thông không theo dõi gắt gao, đưa tin dồn dập thì cựu Tổng thống HQ sẽ không cảm thấy "xấu hổ" tới mức phải tự sát. Sự suy đồi của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay không phải vì đạo đức của sự biết xấu hổ được đề cao hơn trước. Đơn giản nó là quy luật người nói dối trơ trẽn hơn cả sẽ là người trụ lại. Tức là cuộc thi tuyển các Nhạc Bất Quần, anh nào Nhạc Bất Quần nhất thì sẽ trở thành minh chủ võ lâm. Chứ còn các Lệnh Hồ Xung thì chỉ có ở nhà gẩy đàn cho vợ thôi. Đặt trên góc độ cost-benefit, nếu anh biết xấu hổ nhiều hơn, anh sẽ ít tham gia quan trường ở VN hơn. Tại sao? Không phải vì việc người ta đề cao đạo đức này khiến cái mất của anh nhiều hơn mà vì người ta coi nhẹ đạo đức này khiến cái được của anh ít hơn. Vậy tại sao dù xã hội VN lại có xu hướng đề cao sự biết xấu hổ của quan chức hơn trước trong khi các quan chức ngày càng ít biết xấu hổ hơn? Đó cũng là vì quy luật hàng hóa. Về phía cầu, sự biết xấu hổ được đánh giá cao hơn do phía cung (các quan chức) càng ngày càng ít người biết xấu hổ. Cái gì hiếm thì đắt giá. Nhưng về phía cung thì yếu tố quyết định lượng cung lại là sự không biết xấu hổ. Tức là càng không biết xấu hổ thì anh lại càng dễ trở thành quan chức. Và do bên bán ở thế độc quyền nên bán ra cái gì là người mua phải chịu. Nhưng nghĩ lại cũng chưa chắc xã hội VN đánh giá cao sự biết xấu hổ hơn trước đây. Có lẽ còn ngược lại. Tiêu chuẩn đạo đức vô sỉ sẽ từ giới cầm quyền sẽ lan ra toàn xã hội.
Posted by Linh at 8:26 PM 1 comments
Phát ngôn "ấn tượng" tuần này
Phát ngôn "ấn tượng" tuần này thuộc về Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền:"Tôi mới đi nước ngoài và thấy rằng có nhiều hành vi nước ngoài coi là bình thường nhưng chúng ta lại coi là tham nhũng. Ví dụ tại Mỹ, nhiều khách sạn, nhà hàng nhân viên đều đòi tiền "bo", chi hoa hồng. Còn ở ta, nếu anh nhân viên ở loại hình dịch vụ nào đó nhận tiền của khách thì sẽ bị xử lý."Eureka! Một phát kiến vĩ đại. Có những việc mà ở Việt Nam chúng ta coi là tham nhũng như bo cho nhân viên massage, nhân viên phòng karaoke (ở VN chỉ có lệ bo cho các nhân viên này chứ hiếm khi bo cho nhân viên khách sạn nhà hàng) thực ra không phải là tham nhũng. Từ câu này của ông Truyền có thể suy ra cả đời ông chưa từng "bo" cho ai cả, bởi nếu không chả nhẽ Tổng thanh tra Chính phủ cũng "tham nhũng". Khổ thân các cô massage nếu không may gặp ông, khoản tiền tip coi như là đi đứt (ấy là giả sử hôm nào căng thẳng nhức mỏi, ông có đi massage). Không khéo, ông sẽ chỉ tay vào mặt họ nếu họ lỡ xin tiền tip sau đấy "Đồ tham nhũng xấu xa! Có biết ta là ai không?"Nghiêm trọng hơn, thử nghĩ xem nếu Tổng thanh tra Chính phủ, người chịu trách nhiệm cao nhất cho công việc thanh tra các vụ tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan Nhà nước mà còn không biết thế nào là tham nhũng thì chúng ta có thể hy vọng gì vào công tác chống tham nhũng của Chính phủ. Ông Truyền nói thêm:"Tới đây, Chính phủ cũng sẽ nghiên cứu để quy định rõ thêm về việc tặng, nhận quà. Trường hợp nào được xem như bình thường, trường hợp nào coi là bất bình thường, nhận hối lộ." Ngành thanh tra Việt Nam đã được thành lập 64 năm, là một cơ quan tương đương cấp Bộ, thậm chí còn có cả một Cục chống tham nhũng trực thuộc. Vậy mà đến giờ, người đứng đầu ngành cũng không thể phân biệt thế nào là tham nhũng, thế nào là tiền "bo". Ngành này cũng chưa đề ra được quy định nào về việc tặng, nhận quà, trong khi đây là một việc rất đơn giản và tất cả các nước văn minh đều có những quy định như vậy đối với việc tặng, nhận quà của công chức. Thậm chí, nhiều tập đoàn lớn cũng có những quy định cụ thể như vậy đối với nhân viên của mình. Ví dụ, anh có thể nhận món quà dưới $10, nhưng nếu nhận món quà có giá trị cao hơn, anh có thể bị sa thải vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp.Ông Truyền cũng nên để ý thêm là nhân viên ở khách sạn, nhà hàng nhận tiền "bo" của khách không phải là công chức Nhà nước. Họ không có quyền 'đòi tiền 'bo' như các công chức Nhà nước. Trong khi tham nhũng ở Việt Nam lan tràn là do tệ nạn các quan chức sử dụng quyền lực của mình để đòi "hoa hồng" từ các doanh nhân.
Posted by Linh at 7:57 PM 6 comments

Roh Moo-hyun
Roh Moo-hyun, cựu Tổng thống Nam Hàn tự sát bằng cách nhảy xuống vực do hổ thẹn trước những vụ tham nhũng liên quan tới gia đình ông. Cụ thể, vợ và cháu rể ông bị cáo buộc nhận hối lộ 6 triệu đô-la từ một công ty. Ngày 30/4 vừa qua, trước khi bị các công tố viên thẩm vấn về vai trò của ông trong cáo buộc tham nhũng, ông nói với các phóng viên:"Tôi không thể nhìn vào mặt các bạn bởi hổ thẹn. Tôi xin lỗi đã làm nhân dân thất vọng".Ngày 22/4, ông viết trên trang web của mình "Các bạn có thể vứt bỏ tôi. Tôi không còn tượng trưng cho các giá trị các bạn theo đuổi. Tôi không còn đủ khả năng để nói tới những điều như dân chủ, tiến bộ và công bằng."Roh Moo-hyun từng là niềm hy vọng lớn của người Hàn. Ông được coi là người đứng ngoài nền chính trị ruỗng nát của Hàn Quốc, nơi những mối quan hệ "thân tình" giữa các quan chức Nhà nước và các ông trùm tư bản khiến cho tham nhũng và hối lộ đã trở thành một đặc điểm của chính trị và quyền lực. Là một luật sư bảo vệ nhân quyền, ông tranh cử với tuyên ngôn về một nền chính trị sạch, chống tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ông nhận được sự ủng hộ của nhiều người trẻ tuổi, nhất là tầng lớp trung niên ngày nay từng tham gia phong trào chống đối chính quyền quân sự trong những năm 80. Roh Moo-hyun hy vọng tạo ra sự đổi thay trong chính trị Hàn Quốc, phá vỡ mối liên hệ ngầm giữa chính trị và "đại gia", chống lại sự thao túng thông tin của các tập đoàn truyền thông khổng lồ và bớt dựa vào Mỹ trong các chính sách đối ngoại. Nhưng rút cục, Roh Moo-hyun hay những người quanh ông cũng không tránh khỏi vết chàm của tham nhũng. Kết quả là sự sụp đổ và nỗi hổ thẹn. Thất bại ấy đối với Roh Moo-hyun còn cay đắng muôn phần vì hẳn ông từng tin rằng mình có thể tạo ra sự thay đổi với hình ảnh của một chính trị gia "sạch". Hẳn ông cũng đau đớn và hổ thẹn hơn nữa khi đã làm thất vọng những người từng ủng hộ ông, những người từng tin tưởng vào ông, vào những giá trị trong sạch, tự cường và liêm chính mà ông từng là hiện thân. Cái tâm trạng của Roh Moo-hyun khi nói "Tôi không thể nhìn vào mặt các bạn bởi hổ thẹn. Tôi xin lỗi đã làm nhân dân thất vọng" có lẽ cũng không khác mấy lời Hạng Vũ khi nói với người lái đò ở Cai hạ "Tịch này cùng tám ngàn con em Giang Đông vượt Trường Giang đi về hướng tây, nay không còn lấy một người trở về! Tịch còn mặt mũi nào nhìn thấy các bậc phụ lão Giang Đông nữa. Dù họ không nói, Tịch này há chẳng thẹn trong lòng sao"* Roh Moo-hyun chọn cái chết để lấy lại danh dự bản thân và lòng tôn trọng của nhân dân. Ông xứng đáng nhận được sự tôn trọng của nhân dân. Như một vị tướng đầy quả cảm và quyết tâm lúc thất trận liền tự sát để bảo toàn danh dự. Trước Roh Moo-hyun đã có hai tổng thống phải xin lỗi dân chúng vì người thân của mình dính dáng vào các vụ tham nhũng, hối lộ hay bất minh tài chính. Đó là các tổng thống Kim Young-sam và Kim Dae-jung. Họ đều từng là những người hùng trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền, chống lại chế độ độc tài quân sự trong quá khứ. Khi lên làm Tổng thống, họ đã có nhiều cải cách nhằm tăng cường dân chủ, đoàn kết dân tộc, hạn chế quyền lực của các tập đoàn khổng lồ và trong sạch hóa hệ thống chính trị. Nhưng trong một cái ổ toàn cạm bẫy và tham nhũng, khó tồn tại được những nhà chính trị hoàn toàn "sạch". Và cho dù họ có sạch thực sự thì những người thân và trợ thủ của họ cũng khó lòng giữ sạch được. Con trai của hai vị cựu tổng thống này đều bị dính vào các vụ tham nhũng và họ đều phải đứng ra xin lỗi nhân dân do trách nhiệm tinh thần trước việc người nhà tham nhũng. Trước đó nữa, hai tổng thống do chế độ quân sự lập ra là Chun Doo-hwan và Roh Tae-woo từng bị truy tố và kết án tử hình (nhưng sau đó được ân xá) vì tội nhận hối lộ hàng trăm triệu USD từ các tập đoàn. Rõ ràng, con đường đi tới dân chủ và một nền chính trường sạch ở Hàn Quốc vẫn còn là con đường đầy chông gai mà chỉ sơ sảy chân trên đó có thể phải trả giá bằng danh dự, và đôi khi là cả mạng sống của mình như cái giá mà cựu tổng thống Roh Moo-hyun đã phải trả. Dù sao, nền dân chủ của Hàn Quốc cũng mới chỉ có 16 năm tuổi.Nhưng một dân tộc có những người lãnh đạo dám cúi đầu hối hận, xin lỗi trước nhân dân vì những điều sai trái mà người thân của mình làm, thậm chí có người từ tuyệt đỉnh vinh quang dám lao đầu xuống vực để chuộc lỗi với nhân dân- dân tộc đó rồi sẽ trường tồn và phồn vinh như những gì họ từng chứng tỏ cho thế giới trong 50 năm phát triển và 15 năm dân chủ. Còn một dân tộc có những quan chức trơ tráo và vô sỉ, những ông quan than trách "nhân dân bây giờ ỉ lại lắm", những ông quan hùng hốn mắng những người trí thức là xuyên tạc, là tiếp tay cho phản động, những nhà lãnh đạo cả đời chưa bao giờ biết nói lời xin lỗi mà chỉ luôn khẳng định "chủ trương đúng đắn"? Dân tộc đó đừng nên trách ai (...) nếu cứ mãi nghèo và mãi hèn. Hàn Quốc đã có hai vị tổng thống bị tòa án kết tội tham nhũng, ba tổng thống phải xin lỗi nhân dân vì người thân phạm pháp và một tổng thống lao mình xuống vực để chuộc lỗi với nhân dân. Còn chúng ta? Chúng ta có những nhà lãnh đạo vô cảm, những quan chức vô cảm, những nghị sĩ vô cảm. Nhưng hơn thế nữa, chúng ta còn có nhân dân vô cảm. * Câu này ở Việt Nam lẽ ra một số người cũng có thể nói. Nhưng có ai nói? Hạng Vũ được người Trung Hoa suy tôn làm anh hùng, không phải bởi vì đánh bại nhà Tần, làm Tây Sở Bá Vương lừng lẫy. Có khi chỉ vì câu nói này.
Posted by Linh at 1:42 PM 14 comments